Nhà thuốc tây HOÀNG HUY

Top
Hotline:
0988202505

BỆNH LOÃNG XƯƠNG

13-02-2017
Loãng xương (Osteoporosis) là một rối loạn chuyển hoá của bộ xương gây tổn thương sức mạnh của xương đưa đến tăng nguy cơ gẫy xương. Sức mạnh của xương bao gồm sự toàn vẹn cả về khối lượng và chất lượng của xương.
Khối lượng xương được biểu hiện bằng: 

- Mật đô khoáng chất của xương (Bone Mineral Density – BMD) 

- Khối lượng xương (Bone Mass Content – BMC) 

Chất lượng xương phụ thuộc vào: 

- Thể tích xương 

- Vi cấu trúc của xương (Thành phần chất nền và chất khoáng của xương) 

- Chu chuyển xương (Tình trạng tổn thương vi cấu trúc xương, tình hình sửa chữa cấu trúc của xương) 

2. PHÂN LOẠI LOÃNG XƯƠNG 

a) Loãng xương người già (Loãng xương tiên phát): 

- Đặc điểm:
+ Tăng quá trình huỷ xương 
+ Giảm quá trình tạo xương 

- Nguyên nhân : 
+ Các tế bào sinh xương (Osteoblast) bị lão hoá. 
+ Sự hấp thu calci ở ruột bị hạn chế. 
+ Sự suy giảm tất yếu các hormon sinh dục (Nữ và Nam) 

- Loãng xương tiên phát thường xuất hiện trễ, diễn biến chậm, tăng từ từ và ít có những biến chứng nặng nề như gẫy xương hay lún xẹp các đốt sống. 

b) Loãng xương sau mãn kinh làm nặng hơn tình trạng loãng xương do tuổi ở phụ nữ do giảm đột ngột oestrogen khi mãn kinh 

- Đặc điểm: 
+ Tăng quá trình huỷ xương 
+ Quá trình tạo xương bình thường

c) Loãng xương thứ phát : Bệnh Loãng xương sẽ trở nên nặng nề hơn, sớm hơn, nhiều biến chứng hơn… nếu người bệnh có thêm một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ dưới đây: 

Các yếu tố nguy cơ của bệnh loãng xương: 

- Kém phát triển thể chất từ khi còn nhỏ, đặc biệt là Còi xương, Suy dinh dưỡng, chế độ ăn thiếu protein, thiếu canxi hoặc tỷ lệ canxi/phospho trong chế độ ăn không hợp lý, thiếu vitamin D hoặc cơ thể không hấp thu được vitamin D... vì vậy khối lượng khoáng chất đỉnh của xương ở tuổi trưởng thành thấp, đây được coi là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của bệnh Loãng xương. 

- Tiền sử gia đình có cha, mẹ bị loãng xương hoặc gãy xương 

- Ít hoạt động thể lực, ít hoạt động ngoài trời, bất động quá lâu ngày do bệnh tật hoặc do nghề nghiệp 

- Có thói quen sử dụng nhiều rượu, bia, cà phê, thuốc lá…làm tăng thải canxi qua đường thận và giảm hấp thu canxi ở đường tiêu hóa. 

- Bị mắc một số bệnh: Thiểu năng các tuyến sinh dục nam và nữ (suy buồng trứng sớm, mãn kinh sớm, cắt buồng trứng, thiểu năng tinh hoàn…), bệnh nội tiết : cường tuyến giáp, cường tuyến cận giáp, cường tuyến vỏ thượng thận bệnh mãn tính đường tiêu hoá làm hạn chế hấp thu canxi, vitamin D, protein…ảnh hưởng chuyển hoá canxi và sự tạo xương, bệnh suy thận mãn hoặc phải chạy thận nhân tạo lâu ngày gây mất canxi qua đường tiết niệu, các bệnh xương khớp mạn tính đặc biệt là Viêm khớp dạng thấp và Thoái hoá khớp 

- Cần sử dụng dài hạn một số thuốc : Chống động kinh (Dihydan), thuốc chữa tiểu đường (Insulin), thuốc chống đông (Heparin) và đặc biệt là nhóm thuốc kháng viêm Corticosteroid (Corticosteroid một mặt ức chế trực tiếp quá trình tạo xương, mặt khác làm giảm hấp thu canxi ở ruột, tăng bài xuất canxi ở thận và làm tăng quá trình hủy xương) 

3. CHẨN ĐOÁN 

a) Triệu chứng lâm sàng 

Loãng xương là bệnh diễn biến âm thầm không có triệu chứng lâm sàng đặc trưng, chỉ biểu hiện khi đã có biến chứng. 

- Đau xương, đau lưng cấp và mạn tính. 

- Biến dạng cột sống: Gù, vẹo cột sống, giảm chiều cao do thân các đốt sống bị gãy 

- Đau ngực, khó thở, chậm tiêu… do ảnh hưởng đến lồng ngực và thân

các đốt sống 

- Gẫy xương: Các vị trí thường gặp là gãy đầu dưới xương quay, gãy cổ xương đùi, gãy các đốt sống (lưng và thắt lưng); xuất hiện sau chấn thương rất nhẹ, thậm chí không rõ chấn thương. 

b) Triệu chứng cận lâm sàng 

- Xquang quy ước: hình ảnh đốt sống tăng thấu quang, biến dạng thân đốt sống (gãy làm xẹp và lún các đốt sống), với các xương dài thường giảm độ dày thân xương (khiến ống tủy rộng ra). 

- Đo khối lượng xương (BMD) bằng phương pháp đo hấp phụ tia X năng lượng kép (Dual Energy Xray Absorptiometry - DXA) ở các vị trí trung tâm như xương vùng hông hoặc cột sống thắt lưng, để chẩn đoán xác định loãng xương, đánh giá mức độ loãng xương, dự báo nguy cơ gãy xương và theo dõi điều trị. 

- Đo khối lượng xương ở ngoại vi (gót chân, ngón tay…) bằng các phương pháp (DXA, siêu âm…) được dùng để tầm soát loãng xương trong cộng đồng. 

- Một số phương pháp khác: CT Scan hoặc MRI có thể được sử dụng để đánh giá khối lượng xương, đặc biệt ở cột sống hoặc cổ xương đùi. 

- Trong một số trường hợp cần thiết, có thể định lượng các marker hủy xương và tạo xương: Amino terminal telopeptide (NTX), Carboxyterminal telopeptide (CTX), Procollagen type 1 N terminal propeptide (PINP), Procollagen type 1 C terminal propeptide (PICP) …để đánh giá đáp ứng của điều trị. 

c) Chẩn đoán xác định 

- Tiêu chuẩn chẩn đoán loãng xương của Tổ chức y tế Thế giới (WHO) năm 1994, đo mật độ xương tại cột sống thắt lưng và cổ xương đùi theo phương pháp DXA : 
+ Xương bình thường: T score từ – 1SD trở lên. 
+ Thiếu xương (Osteopenia): T score dưới – 1SD đến – 2,5SD. 
+ Loãng xương (Osteoporosis): T score dưới – 2,5SD. 
+ Loãng xương nặng: T score dưới – 2,5 SD kèm tiền sử/ hiện tại có gẫy xương 

- Trường hợp không có điều kiện đo mật độ xương: 

Có thể chẩn đoán xác định loãng xương khi đã có biến chứng gẫy xương dựa vào triệu chứng lâm sàng và Xquang: Đau xương, đau lưng, gẫy xương sau 188 
chấn thương nhẹ, tuổi cao… 

d) Các yếu tố tiên lượng quan trọng cần lưu ý 

- Giới: nữ 

- Tuổi cao. 

- Khối lượng xương thấp. 

- Tiền sử gãy xương (của cá nhân và gia đình). 

- Nguy cơ té ngã (bệnh phối hợp : giảm thị lực, đau khớp, parkinson…). 

- Hút thuốc, sử dụng thuốc (Corticosteroid, thuốc chống đông…). 

e) Các mô hình tiên lượng dự báo nguy cơ gãy xương (dựa trên BMD và các yếu tố nguy cơ). 

- Mô hình FRAX của Tổ chức Y tế Thế giới http://www.shef.ac.uk/FRAX/ 
Sử dụng 12 yếu tố nguy cơ: Tuổi, giới, cân nặng, chiều cao, tiền sử gãy xương, chỉ số T, tiền sử gãy xương của gia đình, hút thuốc, uống rượu, viêm khớp dạng thấp, loãng xương thứ phát, sử dụng corticoid. Người sử dụng chỉ việc nhập số liệu của bệnh nhân, website sẽ cho kết quả tiên lượng xác suất gãy xương trong vòng 10 năm. 

Mô hình NGUYEN của viện Garvan, Úc Bone Fracture Risk Calculator — Garvan Institute of Medical Research

Sử dụng 5 yếu tố nguy cơ: tuổi, cân nặng, tiền sử gãy xương, chỉ số T, và tiền sử té ngã. Cũng như mô hình của WHO, mô hình này cho kết quả nguy cơ gãy xương trong vòng 5 năm và 10 năm. 

f) Chẩn đoán phân biệt 

- Bất toàn tạo xương hay xương thủy tinh (Osteogenesis Imperfecta – OI). 

- Các loãng xương thứ phát như ung thư di căn xương, các bệnh ác tính cơ quan tạo máu (đa u tủy xương, bệnh bạch cầu leucemie…). 

 

THỐNG KÊ TRUY CẬP
Đang truy cập : 5
Hôm nay : 175
Tháng hiện tại : 6414
Tổng lượt truy cập : 553653

Giỏ hàng mini

Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng

Tổng đơn hàng : 0

Vào giỏ hàng