Nhà thuốc tây HOÀNG HUY

Top
Hotline:
0988202505

NHIỄM TRÙNG TAI

22-02-2020
Trẻ em là đối tượng dễ bị nhiễm trùng tai hơn người lớn. Đây là một trong những bệnh nguy hiểm đối với trẻ nhỏ. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể sẽ để lại nhiều di chứng về thính giác hay ở não của trẻ.

1. Nhiễm trùng tai

Nhiễm trùng tai có nhiều loại khác nhau và trong đó nhiễm trùng tai giữa (viêm tai giữa cấp tính) là một bệnh nhiễm trùng ở tai giữa. Nhiễm trùng tai giữa bị ảnh hưởng bởi tình trạng viêm tai giữa có tràn dịch. Mặc dù tình trạng này là một nguyên nhân thường xuyên gây ra đau đớn cho trẻ sơ sinh và liên quan đến trẻ em, nhưng nó cũng có thể ảnh hưởng đến cả người lớn.

Nhiễm trùng tai giữa (không gian phía sau màng nhĩ nơi xương nhỏ rung và truyền âm thanh vào tai) thường đi kèm với cảm lạnh thông thường, cúm hoặc các loại nhiễm trùng đường hô hấp khác. Điều này là do tai giữa được kết nối với đường hô hấp trên bằng một kênh nhỏ được gọi là ống Eustachian. Vi trùng đang phát triển trong các hốc mũi hoặc xoang có thể trèo lên ống Eustachian và đi vào tai giữa để bắt đầu phát triển.

Nếu không được điều trị nhiễm trùng tai giữa có thể dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng bao gồm viêm xương chũm (viêm xương hiếm gặp ở tai), mất tình giác, thủng màng nhĩ, viêm màng não, liệt dây thần kinh mặt và có thể ở người lớn sẽ mắc bệnh Meniere.

2. Những dấu hiệu và triệu chứng nhiễm trùng tai là gì?

Ở người lớn, các triệu chứng thông thường bao gồm:

  • Đau tai (hoặc là đau đột ngột một bên hoặc đau liên tục);
  • Cơn đau mạnh và đột ngột từ phần ống tai;
  • Cảm giác ù tai;
  • Buồn nôn;
  • Giảm khả năng nghe;
  • Có nước (mủ) chảy ra từ tai.

Ở trẻ em, các triệu chứng bệnh bao gồm:

  • Hay kéo, giật mạnh tai;
  • Ngủ ít;
  • Sốt;
  • Khó chịu, bồn chồn;
  • Có nước (mủ) chay ra từ tai;
  • Chán ăn;
  • Khóc về đêm.

Hầu hết các bệnh nhiễm trùng tai thường không gây ra các biến chứng lâu dài. Tuy nhiên, việc nhiễm trùng thường xuyên và tích tụ mủ trong tai có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng bao gồm khiếm thính, lây lan nhiễm trùng, rách màng nhĩ.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

3. Những nguyên nhân nào gây ra bệnh nhiễm trùng tai?

Nhiễm trùng tai xảy ra khi một trong những ống Eustachina trong tai trở nên sưng tấy hoặc tắc nghẽn và chất lỏng tích tụ ở tai giữa. Ống Eustachina là những ống hẹp chạy từ tai giữa đến mặt sau cổ họng. Các nguyên nhân gây tắc nghẽn ống Eustachina bao gồm:

  • Dị ứng;
  • Cảm lạnh;
  • Viêm xoang;
  • Hút thuốc;
  • Vòm họng bị sưng hoặc nhiễm trùng;
  • Dư thừa chất nhầy
4. Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng tai?

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc nhiễm trùng tai bao gồm:

  • Trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi;
  • Trẻ được chăm sóc theo nhóm;
  • Trẻ bú bình;
  • Các yếu tố theo mùa, đặc biệt trong mùa thu và mùa đông;
  • Chất lượng không khí kém.

5. Điều trị nhiễm trùng tai

Ban đầu bác sĩ sẽ xác định loại bệnh bằng cách hỏi về các triệu chứng và kiểm tra thể chất. Sau đó sẽ chẩn đoán nhiễm trùng tai bằng cách soi tai để kiểm tra màng nhĩ và quan sát có xuất hiện mủ trong tai giữa không.

Thuốc kháng sinh thường không cần thiết cho nhiễm trùng tai giữa vì hệ thống miễn dịch cơ thể có thể tự mình loại bỏ nhiễm trùng. Nhưng đôi khi các loại kháng sinh như amoxicillin lại cần thiết để điều trị các trường hợp nặng hoặc các trường hợp kéo dài hơn 2-3 ngày.

Đối với trường hợp nhiễm trùng tai giữa nhẹ, bác sĩ có thể khuyên nên chờ đợi hoặc trì hoãn vệ sử dụng kháng sinh. Điều này có thể để hệ thống miễn dịch có thời gian chống lại các nhiễm trùng.

Các phương pháp điều trị nhiễm trùng tai:

  • Giảm đau:

Nếu trẻ không cảm thấy khoẻ hơn sau 2 ngày nghỉ ngơi, hãy cho trẻ uống nhiều nước và sử dụng thuốc giảm đau. Bác sĩ sẽ kê đơn loại thuốc giảm đau điển hình như acetaminophen (Tylenol) hoặc ibuprofen (Advil, Motrin), ngoài ra còn tác dụng giúp hạ sốt. Trẻ nhỏ hơn 6 tháng tuổi chỉ cho uống acetaminophen. Còn trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên có thể dùng acetaminophen hoặc ibuprofen. Nên tránh dùng Aspirin cho trẻ vì mối đe doạ của hội chứng Reye-một tình trạng hiếm gặp có thể gây sưng não hoặc gan.

  • Kháng sinh:

Nếu bác sĩ quyết định điều trị bằng kháng sinh thì người bệnh phải tuân theo nghiêm ngặt hướng dẫn của bác sĩ. Dùng tất cả các liều dùng ngay cả khi trẻ cảm thấy tốt hơn. Trong trường hợp thấy trẻ có triệu chứng bị bệnh từ thuốc thì cần sự hỗ trợ của bác sĩ để có phương pháp khắc phục.

Nếu không thực hiện toàn bộ phác đồ điều trị của bác sĩ, nhiễm trùng có thể quay trở lại và trở nên kháng với nhiều phương pháp điều trị hơn.

  • Loại bỏ dịch trong tai:

Nếu nhiễm trùng gây ra biến chứng nghiêm trọng, chất lỏng vẫn còn trong tai trong một thời gian dài hoặc trẻ bị nhiễm trùng tai tái phát, bác sĩ có thể thực hiện thủ thuật chọc màng nhĩ. Bác sĩ sẽ tạo ra một lỗ nhỏ trên màng nhĩ để chất lỏng như nước, máu hoặc mủ có thể chảy ra. Trong nhiều trường hợp có thể đặt vào một các ống để những chất lỏng này sẽ không quay lại vào bên trong. Ống này thường tự rơi ra trong khoảng 6-18 tháng, cho phép chất lỏng thoát ra và không khí lưu thông để giữ cho tai luôn khô ráo.

Ống này cũng có tác dụng:

Để trẻ có thể sử dụng ống này, cần phải trải qua một cuộc phẫu thuật nhỏ kéo dài khoảng 15 phút. Phẫu thuật này hiếm khi dẫn đến nhiễm trùng hoặc sẹo và thường cung cấp hiệu quả lâu dài. Nếu các ống đi ra và nhiễm trùng trở lại, hãy đi gặp bác sĩ để có phương pháp điều trị tốt hơn.

  • Phương pháp tự nhiên:

Có thể sử dụng một số biện pháp tự nhiên để giảm bớt các triệu chứng do nhiễm trùng tai gây nên, bao gồm:

    • Làm ấm: Có thể dùng miếng gạc ấm để làm giảm cảm giác khó chịu.
    • Cách cho trẻ ăn: Nếu bé ăn bằng bình thì hãy đứng lên chứ không nên đặt trẻ nằm để ăn.
    • Súc miệng: Ở trẻ lớn hoặc người lớn nước muối sẽ giúp làm dịu cổ họng và có thể làm sạch các ống Eustachian.
    • Đứng cao: Giữ đầu thẳng có thể giúp lưu thông tai giữa
    • Không khí trong lành: Những người hút thuốc nên tránh hút thuốc trong nhà hoặc bất cứ nơi nào gần trẻ nhỏ.

6. Ngăn ngừa nhiễm trùng tai

Ngăn ngừa nhiễm trùng tai bằng cách cố gắng giữ cho cơ thể được khoẻ mạnh.

  • Hãy chắc chắn đã tiêm chủng đầy đủ và tiêm phòng cúm hàng năm. Đồng thời tiêm chủng cả vắc-xin phế cầu khuẩn để bảo vệ chống Streptococcus pneumoniae-nguyên nhân phổ biến gây nhiễm trùng tai giữa.
  • Luôn luôn rửa tay sạch.
  • Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ cho đến khi bé được 6 tháng tuổi và tiếp tục cho bú mẹ ít nhất 12 tháng.
  • Tránh xa khói thuốc và các loại khói độc hại khác.

Điều trị nhiễm trùng tai nói riêng hay nhiễm trùng tai mũi họng nói chung cần phải có sự can thiệp của bác sĩ chuyên khoa, dù là nhiễm trùng tai ở trẻ hay người lớn. Tuyệt đối không tự ý cho trẻ sử dụng các loại kháng sinh chống viêm nhiễm vì như thế sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ về sau. Nhiễm trùng tai là bệnh có khả năng tái phát rất cao, nên thường xuyên phải theo dõi và khám lại tại các cơ sở y tế để ngăn ngừa bệnh tái phát.

 


Thông tin khác

THỐNG KÊ TRUY CẬP
Đang truy cập : 3
Hôm nay : 431
Tháng hiện tại : 6798
Tổng lượt truy cập : 560890

Giỏ hàng mini

Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng

Tổng đơn hàng : 0

Vào giỏ hàng